Ưu – nhược điểm của các loại hàm duy trì hiện nay

ideen Hương Giang 08/12/2021
uu-nhuoc-diem-cua-cac-loai-ham-duy-tri-hien-nay

  Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc hàm duy trì là gì và tại sao lại cần sử dụng hàm duy trì sau khi niềng răng. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những loại hàm duy trì hiện nay kèm ưu – nhược điểm của từng loại để bạn có cái nhìn tổng thể cũng như có được lựa chọn phù hợp cho răng của mình.

1. Hàm Duy Trì

Sử dụng hàm duy trì sau niềng răng

Đây là sản phẩm mà bất kỳ người niềng răng nào cần phải sở hữu, hàm duy trì tham gia hỗ trợ bạn trong việc ổn định răng nhanh hơn và đảm bảo răng không bị xê dịch hay xô lệch sau khi niềng răng khi bạn ăn uống, tham gia thể thao, sinh hoạt...

Ngoài ra, tùy theo từng loại sản phẩm cho phép tháo lắp giúp việc vệ sinh răng niềng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thời gian yêu cầu sử dụng hàm duy trì ngắn hay dài còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người (1 – 12 tháng), có một số trường hợp ngoại lệ sẽ buộc bạn phải đeo vĩnh viễn để đảm bảo kết quả niềng răng, tuy nhiên trường hợp như vậy khá hiếm.

2. Các Loại Hàm Duy Trì Hiện Nay

Các loại hàm duy trì hiện nay

So với trước đây, sản phẩm hàm duy trì hiện được sản xuất với sự tham gia của các trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp sản phẩm ngày một đa dạng về kiểu dáng lẫn mẫu mã, đáp ứng được các yêu cầu mà người sử dụng mong muốn.

Tuy nhiên, nếu xét về tính chất thì nổi bật hơn cả có 2 nhóm sản phẩm bao gồm: ham duy trì cố định, hàm duy trì cho phép tháo lắp, mỗi loại đều có cho riêng mình các chất liệu khác nhau để bạn có thể tùy ý lựa chọn như kim loại, nhựa trong suốt…

Sau đây hãy để THIẾT BỊ Y TẾ KIÊN CƯỜNG giúp bạn tìm hiểu về ưu – nhược điểm của từng loại nhé!

2.1 Hàm Duy Trì Cố Định

Hàm duy trì cố định

Sản phẩm có hình dạng giống như một sợi dây thép với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể thẳng, cong hoặc xoắn tùy theo ý người dùng. Hàm duy trì cố định sẽ được nha sĩ gắn và cố định vào phía trong của răng trước của bạn. Khi sử dụng loại hàm này, bạn sẽ không thể tự ý tháo lắp theo mong muốn, để làm được điều này bạn bắt buộc phải tái khám để nha sĩ tiến hành tháo gỡ. Nếu tự ý điều chỉnh có thể gây tổn thương cho răng niềng.

Ưu điểm của sản phẩm:

- Sản phẩm có khả năng giữ cho răng cố định tốt tại chỗ

- Chất liệu làm ra sản phẩm là loại thép không rỉ đảm bảo được độ an toàn trong suốt quá trình sử dụng

- Sản phẩm được đeo ở mặt sau của răng nên ít bị lộ khi nói chuyện

- Tính thẩm mỹ tường đối cao

- Cấu tạo khá đơn giản, song hàm duy trì cố định đem lại hiệu quả khá cao

Nhược điểm của sản phẩm:

- Không cho tháo lắp nên đôi lúc gây ra cảm giác khó chịu, đau đặc biệt là lúc ăn uống. Nên cần sử dụng các sản phẩm như sáp nha khoa để giúp làm giảm cơn đau

- Gặp đôi chút khó khăn trong việc vệ sinh răng niềng

- Dễ gây ra các bệnh về răng miệng như hôi miệng, răng ố vàng, vôi răng nếu không chịu khó vệ sinh kỹ.

- Thỉnh thoảng sản phẩm sẽ bị bung ra nếu gặp lực tác động mạnh, lúc này bạn nên gặp bác sĩ sớm nhất để gắn lại.

2.2 Hàm Duy Trì Tháo Lăp Kim Loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Tương tự như hàm duy trì cố định, tuy nhiên sản phẩm lần này là sự kết hợp giữa kim loại và nhựa arcylic, ngoải ra sản phẩm còn cho phép người dùng tháo lắp tùy ý theo mong muốn. Hàm được thiết kế theo hình vòng cung và sẽ được nha sĩ tiến hành gắn vào vòm miệng (nằm trên sáu răng cửa với các vòng tròn gần răng nanh giúp điều chỉnh nhỏ khi răng ổn định vào vị trí) hoặc dưới lưỡi của người niềng răng, sản phẩm có một sợi dây giúp giữ cố định tại chỗ, bộ phận giữ này cũng có thể tháo rời theo ý người dùng.

Ưu điểm của sản phẩm:

- Có độ ổn định tương đối cao

- Khả năng linh hoạt trong việc tháo lắp tùy thích, điều này giúp bạn chủ động và cảm thấy tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp, ăn uống…

- Độ bền vượt trội theo thời gian, người dùng có thể đeo lâu dài mà không cần phải thay mới

- Việc chăm sóc răng niềng, vệ sinh hàm duy trì cũng trở nên dễ dàng hơn

Nhược điểm của sản phẩm:

- Một số trường hợp có thể gây dị ứng và làm đau nướu (có thể sử dụng sáp nha khoa để giảm cơ đau)

- Kém thẫm mỹ vì sản phẩm được đeo lộ rõ dây cung kim loại ra mặt ngoài của răng

- Có thể xảy ra hiện tượng quên đeo hàm duy trì, nếu thói quen này lặp đi lặp lại quá nhiều dễ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn

- Có thể bị gãy hoặc vỡ vì bạn vô tình quên tháo sản phẩm trước khi ăn

- Trong quá trình làm vệ sinh răng niềng cần cẩn thận để không làm ảnh hưởng xấu đến răng

- Một số người có thói quen chỉ đeo hàm duy trì vào buổi tối, việc này sẽ làm thời gian ổn định răng bị kéo dài ra.

2.3 Hàm Duy Trì Tháo Lắp Bằng Nhựa Trong Suốt

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa

Đây là một phương pháp vừa giúp ổn định cho răng của bạn vừa có đảm bảo về tính thẩm mỹ cao. Để thiết kế ra một hàm duy trì tháo lắp loại này, nha sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu trực tiếp từ răng của bản và tạo ra một máng trong suốt chỉ dành cho riêng bạn. Bạn có thể hoàn toàn sử dụng sản phẩm này 24/7 và nếu cần vệ sinh răng niềng hoặc khí cụ chỉ việc tháo sản phẩm ra một cách nhẹ nhàng.

Ưu điểm của sản phẩm:

- Độ bền đạt chất lượng vì được làm từ các loại nhựa cao cấp

- Hàm cho phép tháo lắp linh động cho người dùng

- Dễ dàng vệ sinh răng niềng và máng duy trì trong thời gian ngắn

- Sản phẩm dễ dàng ôm khít toàn bộ hàm răng của bạn một cách phù hợp vì vậy làm tăng khả năng giữ ổn định răng một cách tốt nhất

- Độ thẩm mỹ cao, ít gây cảm giác khó chịu khi sử dụng (có thể sử dụng sáp nha khoa trong khoảng thời gian ban đầu khi chưa quen)

Nhược điểm của sản phẩm:

- Nhược điểm lớn nhất của dòng sản phẩm này chính là khả tháo lắp linh hoạt và chất liệu làm ra sản phẩm, rất dễ làm cho người sử dụng quên đeo và quên tháo ra trước khi ăn dẫn đến gãy vỡ và làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

3. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Hàm Duy Trì Mà Bạn Cần Biết

3.1 Một Số Lưu Ý Khi Đeo Hàm Duy Trì

Việc đeo hàm duy trì cũng khá giống với việc bạn niềng răng, để tránh phát sinh thêm các vấn đề khác trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Hãy thường xuyên vệ sinh răng niềng và hàm duy trì một cách đều đặn, chu đáo để tránh các tác hại không muốn có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng của bạn.

- Nên hạn chế cho tay vào miệng để điều chỉnh hàm duy tri, nếu xảy ra các kích thích hoặc các cơn đau hãy sử dụng sản phẩm sáp nha khoa: https://www.thietbinhakhoa.vn/csnrmc-sap-chinh-nha-piksters-2x5-thanh

- Không sử dụng các sản phẩm có hại cho răng như tăm xỉa răng, các chất tẩy trắng răng…

- Khi tháo hàm duy trì, bạn cần phải bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng. Tuyệt đối tránh để tình trạng rơi vỡ hoặc bị mất gây ảnh hưởng đến hiệu quả ổn định răng.

- Nên sử dụng thêm các loại nước súc miệng sau lần chải răng.

- Tuân thủ lịch tái khám với nha sĩ

3.2 Quy Trình Vệ Sinh Hàm Duy Trì

Những lưu ý khi vệ sinh hàm duy trì

Quá trình vệ sinh hàm duy trì rất quan trọng trong việc giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Sau đây là các lưu ý khi vệ sinh hàm duy trì bạn cần nắm được.

1. Rửa qua hàm duy trì với nước lạnh và làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Bạn nên chuẩn bị 1 cái bàn chải khác với bàn chải bạn đang dùng đánh răng hàng ngày. Điều này giúp bạn làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, hạn chế các loại vi khuẩn gây tổn thương tới sức khỏe răng miệng.

2. Tuyệt đối không bỏ hàm duy trì vào nước nóng, có thể làm nhựa bị biến dạng.

3. Trước khi bắt đầu các hoạt động thể thao, sinh hoạt hay ăn uống. Bạn cần phải tháo hàm duy trì ra khỏi răng. Chú ý để chúng vào trong hộp bảo quản nhằm tránh rơi, vỡ hoặc bị mất.

4. Trong trường hợp bắt buộc phải tháo hàm duy trì vì một lý do nào đó như đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong các cuộc họp mặt, hãy nhớ đừng tháo quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu nhé.

Trên đây là toàn bộ các ưu – nhược điểm của từng loại hàm duy trì và cách vệ sinh sản phẩm này mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết đến mọi người và đặc biệt là những người đang trong – sau quá trình niềng răng

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN