Một số mẹo sử dụng thảo dược tự nhiên giúp giảm đau hiệu quả cho răng nhạy cảm

ideen Hương Giang 30/11/2021
mot-so-meo-su-dung-thao-duoc-tu-nhien-giup-giam-dau-hieu-qua-cho-rang-nhay-cam

   Đã bao giờ bạn gặp phải các cơn ê buốt “tận óc” chỉ vì vô tình cắn phải một que kem hay những cơn đau răng không rõ lý do khi đang dùng bữa với gia đình. Hiện tượng này, lúc trước chỉ diễn ra một đến hai lần nhưng dạo gần đây bạn lại cảm nhận chúng bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày một nhiều và không hiểu vì sao? Đặc biệt là sau khi niềng răng chỉnh nha, bạn đã thử dùng nhiều cách vệ sinh răng niềng khác nhau nhưng không mấy hiệu quả.

Bởi vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị triệu chứng răng nhạy cảm và nếu chủ quan không tìm cách điều trị sẽ rất dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác về răng miệng và gây ra những khó khăn trong việc sinh hoạt, ăn uống thường ngày.

Sau đây TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KIÊN CƯỜNG sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và một số phương pháp điều trị răng nhạy cảm mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Răng Nhạy Cảm Là Gì?

Tình trạng răng nhạy cảm

Tình trạng răng nhảy cảm xảy ra là dấu hiệu rõ nhất để nhắc nhở về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang không được tốt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do răng bị mòn men răng, lộ ngà răng hoặc tủy răng, điều này sẽ khiến răng không còn được bảo vệ hoàn toàn nên khó tránh khỏi những kích thích từ các tác nhân bên ngoài như những loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ăn chua cay.

Nếu không tìm cách điều trị thì răng của bạn sẽ ngày một tiến triển nặng hơn và có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm lơi, sâu răng, chảy máu chân răng…

2. Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Răng Nhạy Cảm

Có thể nói, răng nhạy cảm xảy ra với rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là bảng tổng kết các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm mà bạn có thể tham khảo

Các nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm

- Do sức khỏe răng: tuột nướu, sâu răng, cấu trúc răng có nơi bị tổn thương… - Sau khi thức hiện các thủ thuật nha khoa: niềng răng, lấy cao răng, làm trắng răng, trồng răng mới, nhổ răng…

- Do thực phẩm: tiêu thụ nhiều loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, nước ngọt có ga… cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt và nhức.

- Quá trình chăm sóc răng, vệ sinh răng niềng không đúng cách: Đây là một trong các nguyên nhân dễ dẫn tình trạng răng nhạy cảm nhất.

- Có một số thói quen xấu: việc thường xuyên lặp đi, lặp lại các hành động không tốt cho răng trong một thời gian dài dễ dẫn đến cấu trúc răng bị tổn thương.

Trên đây là một số lý do thường gặp phải khiến răng nhạy cảm xuất hiện mà bạn nên hạn chế hoặc cần tránh.

3. Một Số Nguyên Liệu Thiên Nhiên Giúp Giảm Đau Hiệu Quả Cho Răng Nhạy Cảm Mà Bạn Nên Thử

Một số loại thảo dược tốt cho răng nhạy cảm

Nếu bạn có khả năng tài chính tốt, hãy liên hệ với các phòng khám nha khoa để được các nha sĩ kiểm tra và thông báo chính xác nguyên nhân gây ra nguyên nhân răng nhạy cảm của bạn, tư vấn lộ trình điều trị và phương hướng khắc phục triệt để.

Còn nếu bạn không “dư giả” thì cũng không sao cả, vì sau đây chúng tôi sẽ chia sẽ đến bạn một số mẹo đơn giản giúp khắc phục, giảm nhanh các cơn đau một cách vô cùng hiệu quả do triệu chứng răng nhạy cảm gây ra mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

3.1 Giảm Đau Răng Nhạy Cảm Bằng Cách Súc Nước Muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối vốn đã có tính sát khuẩn cao, nên việc bạn súc miệng bằng nước muối sẽ giúp triệt tiêu phần lớn các nhóm vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Đây là cách có thể làm hạn chế mảng bám trên răng và giúp răng bạn sạch hơn và khỏe hơn. Làm giảm tình trạng răng ê buốt, đau răng một cách vô cùng hiệu quả. Đây một trong những cách giảm đau hiệu quả mà người niềng răng hay áp dụng cho việc vệ sinh răng niềng.

Chuẩn bị: nước ấm, muối ăn, ly Cách thực hiện:

- Pha hỗn hợp muối và nước ấm sau đó khuấy đều và tiến hành súc miêng.

- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 60s.

- Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng. Nhưng việc tính toán tỉ lệ các thành phần không chính xác, có thể dẫn đến tình trạng thừa muối trong cơ thể nếu áp dụng cách này lâu dài. Do đó, tốt nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc uy tín để sử dụng.

3.2 Giảm Đau Răng Nhạy Cảm Bằng Tỏi

Sử dụng tỏi giúp làm giảm cơn đau

Trong tỏi có chứa hợp chất allicin, giúp kháng khuẩn, nó cũng có thể giúp bạn xoa dịu phần nào cơn đau do răng nhạy cảm gây ra một cách hiệu vô cùng hiệu quả.

Chuẩn bị: một vài tép tỏi tươi, muối ăn, một ít nước

Cách thực hiện:

- Tiến hành lột bỏ vỏ tỏi, nghiền nát tỏi cùng một ít muối.

- Trộn hỗn hợp này với một chút nước để tránh kích ứng và gây bỏng nướu

- Tiến hành đắp hỗn hợp này lên chỗ răng bị đau và chờ kết quả.

3.3 Giảm Đau Răng Nhạy Cảm Bằng Đinh Hương

Giảm đau bằng đinh hương

Trong đinh hương có chứa eugenol đây là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau cho răng nhạy cảm. Vì vậy, đinh hương không chỉ được áp dụng để giảm ê buốt trong dân gian, mà còn là thành phần của nhiều loại kem đánh răng.

Chuẩn bị: bột đinh hương, nụ đinh hương, dầu oliu, tinh dầu đinh hương

Bạn thực hiện như sau:

- Bột đinh hương: trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp đắp lên răng khoảng 10 phút. Sau đó súc miệng sạch lại với nước. Nếu không có dầu oliu, bạn có thể bôi trực tiếp bột đinh hương. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất. 

- Nụ đinh hương: nhai nát nụ đinh hương khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ. Tinh dầu từ nụ đinh hương tiết ra sẽ giúp làm dịu cảm giác ê răng.

- Tinh dầu đinh hương: nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông. Sau đó chấm trực tiếp lên răng bị.

3.4 Giảm Đau Răng Nhạy Cảm Bằng Lá Ổi

Giảm đau bằng lá ổi

Trong lá ổi có chứa astringents có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng vô cùng hiệu quả. Vì thế, bạn có thể dùng lá ổi để giảm buốt răng theo cách sau:

Chuẩn bị: một ít lá ổi, nước sạch, muối ăn

- Lá ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với một ít muối.

- Cho thêm 1 ly nước vào hỗn hợp trên, rồi lọc bỏ bã.

- Dùng dung dịch trên để súc miệng, mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 10 phút.

3.5 Giảm Đau Răng Nhạy Cảm Bằng Trà Xanh

Giảm đau bằng lá trà xanh

Trà xanh vốn giàu các chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, trong trà xanh còn chứa hàm lượng lớn chất allicin và fluor rất tốt cho vệ sinh răng niềng, răng miệng có khả năng làm giảm ê buốt rất tốt. Bên cạnh đó, hoạt chất lactic trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng, ngăn ngừa tình trạng mài mòn men răng.

Chuẩn bị: lá trà xanh, muối ăn, nước sạch

Cách thực hiện:

- Lấy một nắm lá trà xanh, nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch.

- Cho lá trà xanh vào nồi, thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ rồi đun sôi.

- Đợi nguội thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút.

3.7 Dùng Sáp Nha Khoa Giảm Đau Răng Nhạy Cảm

Sử dụng sáp nha khoa giảm đau

Trong một số trường hợp nhất định như quá bận rộn không kịp chuẩn bị nguyên liệu điều chế thì sáp nha khoa chính là giải pháp chữa cháy tạm thời tốt nhất mà bạn có thể nghĩ đến. Sáp nha khoa được làm 100% hoàn toàn tự thiên nhiên nên sẽ không có các tác dụng phụ: https://www.thietbinhakhoa.vn/csnrmc-sap-chinh-nha-piksters-2x5-thanh

Ngoài ra, nếu chẳng may bạn có vô tình nuốt nhầm sáp nha khoa cũng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nên hãy cứ an tâm khi sử dụng.

3.6 Dùng Thuốc Giảm Đau

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu tất cả các phương pháp kể trên vẫn không hiệu quả, lúc này bạn hãy cân nhắc đến việc sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng tức thì cho răng nhạy cảm. Tuy nhiên, đây là phương án cuối cùng mà bạn có thể sử dụng nhưng nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước, không nên tự sử dụng thuốc bừa bãi.

Trên đây là một số mẹo giúp giảm đau cho răng nhạy cảm bằng các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị tại nhà không cam kết mang lại hiệu quả tuyệt đối, vì vậy bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện lớn uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có cách điều trị phù hợp nhé.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN