Lợi ích của việc sử dụng hàm duy trì sau quá trình niềng răng

ideen Hương Giang 06/12/2021
loi-ich-cua-viec-su-dung-ham-duy-tri-sau-qua-trinh-nieng-rang

   Quá trình niềng răng không chỉ đơn thuần kết thúc bằng việc bạn được nha sĩ gỡ các mắc cài và dây cung ra khỏi răng của bạn là hoàn tất. Sau quá trình này, bạn nhất định sẽ được nha sĩ khuyên nên sử dụng hàm đeo duy trì. Vậy đây là sản phẩm gì mà lại có tính quan trọng đến vậy? Ngay sau đây THIẾT BỊ Y TẾ KIÊN CƯỜNG sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này.

1. Hàm Duy Trì Là Gì?

Sau khi nha sĩ kiểm tra và tiến hành tháo gỡ các khí cụ ra khỏi răng của bạn, đến giai đoạn này quá trình trình niềng răng của bạn đã hoàn tất 80% - 90%. Việc cần làm tiếp theo chính là làm cách nào để có thể giữ được sự ổn định của những chiếc răng đã được nắn chỉnh trong khoảng thời gian vừa qua không bị dịch chuyển sau khi tháo dây cung và mắc cài.

Lắp hàm duy trì vào răng

Về cơ bản, vào thời điểm này răng của bạn đã có sự đều đặn và đạt tỷ lệ chuẩn, nhưng sức khỏe của răng vẫn còn rất yếu, chỉ cần một ngoại lực vừa đủ tác động lên răng (có thể là trong lúc ăn uống, vệ sinh răng niềng…) cũng đủ khiến công sức vất vả bạn niềng răng bấy lâu này xem như “đổ bỏ”. Và đây là lúc bạn cần đến sự hỗ trợ của dụng cụ hàm duy trì.

2. Tác Hại Của Việc Không Đeo Hàm Duy Trì

Trong một số trường hợp, người niềng răng cố tình hoặc chủ quan bỏ qua lời khuyên của nha sĩ không sử dụng hàm bảo vệ vì sợ vướng víu và cảm thấy không được thẩm mĩ. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn, răng niềng của họ bắt đầu có dấu hiệu bị xô lệch hay dịch chuyển về vị trí ban đầu. Điều này làm gia tăng chi phí, công sức để tiến hành tái chỉnh nha và tốn rất nhiều thời gian.

3. Lợi Ích Của Việc Đeo Hàm Duy Trì

Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp những lợi ích tưởng chừng như rất nhỏ mà loại khí cụ này mang đến lại có thể quyết định đến toàn bộ quá trình niềng răng của bạn.

3.1 Giúp Răng Không Bị Xô Lệch

Răng có dấu hiệu xô lệch

Việc hoạt động mạnh, sử dụng cơ hàm nhiều hoặc vệ sinh răng niềng với lức mạnh có thể làm răng bị lệch hoặc sai tư thế răng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình niềng nha.

3.2 Đảm Bảo Độ Ổn Định Của Răng

Răng bắt đầu ổn định, đều theo hàng

Răng sau quá trình niềng chắc chắn sẽ rất dễ nhạy cảm so với thông thường. Đây là thời điểm cả xương và răng đều còn yếu. Nên những việc như ăn uống, vệ sinh răng niềng có thể khiến răng có thể quay trở lại vị trí cũ.

3.3 Hỗ Trợ Mô Nướu Và Mô Nha Làm Quen Với Cách Bố Trí Răng Mới

Nướu và mô nha bắt đầu làm quen với cấu trúc răng mới

Nướu và mô nha chu vẫn cần thêm thời gian để có thể tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng răng. Vì vậy muốn giữ răng cố định tại vị trí mong muốn b ạn cần phải có sự hỗ trợ của một khí cụ ổn định răng.

3.4 Đạt Được Tính Thẩm Mỹ Cho Răng Niềng

Răng đạt được độ thẩm mỹ cao sao khi tháo hàm duy trì

Để đạt được độ thẩm mỹ cao cho răng niềng, bạn buộc phải đeo hàm duy trì theo lời khuyên của nha sĩ. Việc làm này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong một thời gian ngắn, nhưng đồng thời sẽ giúp bảo vệ thành quả niềng răng mà bạn đã tốn nhiều thời gian và công sức thực hiện.

4. Thời Gian Đeo Hàm Duy Trì

Việc đeo hàm duy trì trong bao lâu sẽ tùy thuộc ít nhiều vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người và chỉ có nha sĩ mới có thể ước lượng chính xác khoảng thời gian phù hợp.

4.1 Thời Gian Đeo Hàm Duy Trì Đối Với Trẻ Nhỏ

Đeo hàm duy trì ở trẻ em

Nha sĩ đôi lúc có thể yêu cầu bắt buộc đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành vì vào khoảng thời gian này cả răng và xương hàm mới phát triển ổn định.

4.2 Thời Gian Đeo Hàm Duy Trì Đối Với Người Lớn

Đeo hàm bảo vệ ở ngươi trưởng thành

Dựa vào thể trạng từng người mà nha sĩ sẽ yêu cầu khoảng thời gian ngắn hoặc dài.

  • Nếu thể trạng tốt, sức hồi phục nhanh bạn chỉ việc đeo hàm duy trì từ 1 – 3 tháng.
  • Nếu thể trạng không được tốt, quá trình phục hồi sức khỏe răng miệng chậm bạn buộc phải đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng.

4.3 Thời Gian Đeo Hàm Duy Trì Đối Với Một Số Trường Hợp Đặc Biệt

Trong tình huống bạn là người có răng hàm yêu, sức khỏe răng miệng tệ điều này buộc nha sĩ phải yêu cầu bạn đeo hàm duy trì từ 2- 3 năm hoặc lâu hơn và thậm chí là đeo vĩnh viễn để hỗ trợ kết quả niềng răng được lâu dài.

5. Đeo Hàm Duy Trì Và Quá Trình Vệ Sinh Răng Niềng

Vệ sinh răng niềng và hàm bảo vệ

Vệ sinh răng niềng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều khi bạn đang đeo hàm duy trì. Bạn hãy cứ vệ sinh răng niềng một cách bình thường như trước đây với bộ dụng cụ chuyên dùng: https://www.thietbinhakhoa.vn/cham-soc-nguoi-nieng-rang-mac-cai theo từng bước.

Đối với hàm duy trì nếu là loại tháo lắp được hãy gỡ ra và tiến hành vệ sinh riêng bằng kem đánh răng và bàn chải lông mềm. Việc này sẽ giúp làm sạch cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, hạn chế vi khuẩn có thể làm tổn thương đến sức khỏe răng miệng.

Nếu là loại cố định vào răng, bạn có thể vệ sinh răng niềng và hàm duy trì song song cùng lúc với nhau, nhưng cân chú ý về sử dụng lực khi đánh răng. Ngoài ra, nếu quá trình vệ sinh răng niềng và hàm duy trì cảm thấy dấu hiệu đau, hãy hoàn thành việc vệ sinh nhanh nhất có thể sau đó sử dụng sáp nha khoa bôi lên để giúp giảm cơn đau.

Hãy cố gắng kiên trì trong một thời gian, sau đó bạn nhận lại được một bộ răng hoàn mỹ. Đây là thành quả mà bản thân bạn xứng đáng nhận được sau nhiều sự cố gắng và kiên nhẫn.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN