Trong suốt quá trình niềng răng, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp phải một số tình huống kiểu như bị bung mắc cài, tuột dây cung một cách đầy bất ngờ mà bản thân còn chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Lúc này, nhiều người sẽ trở nên hoảng loạng, sợ hãi với tình trạng hiện tại. Vậy tại sao lại xuất hiện tình huống này và làm cách nào để phòng tránh, tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ với bạn trong bài viết sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
1. Hiện Tượng Bung Mắc Cài Trong Quá Trình Niềng Răng Là Gì?
Bung mắc cài tập trung chủ yếu ở những đối tượng thực hiện niềng răng theo phương pháp truyền thống là niềng răng mắc cài. Quá trình chỉnh nha kiểu này sẽ hoàn tất sau khi nha sĩ đã sắp xếp lại răng của bạn và cố định chúng bằng các mắc cài và vòng cung được làm bằng kim loại.
Mắc cài, dây cung niềng răng
Sau một khoảng thời gian, mắc cài sẽ tạo tác động để di chuyển răng về vị trí thích hợp theo ý định của nha sĩ với tốc độ trung bình từ 0,3 – 0,6mm đối với 1 lần thay dây cung mới. Tùy theo từng trường hợp, trong khoảng thời gian này nếu bạn không có các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng niềng đúng cách rất dễ xảy ra hiện tượng bung mắc cài, tuột dây cung.
2. Một Số Nguyên Nhân Chủ Yếu Dẫn Đến Hiện Tượng Bung Mắc Cài
Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bung mắc cài mà bạn có thể tham khảo
2.1 Chế Độ Ăn Uống Không Phù Hợp
Chế độ ăn cho người niềng răng
Nên ăn gì và tránh gì trong suốt quá trình niềng răng luôn là yêu cầu khắt khe và có tính quyết định đến toàn bộ quy trình niềng răng. Trước đây chúng tôi cũng đã đề cập đến vận đề này một cách chi tiết. Bạn có thể tham khảo tại đường link mà chúng tôi cung cấp sau đây:https://www.thietbinhakhoa.vn/bat-mi-che-do-an-sau-khi-nieng-rang-che-do-an-va-cach-ve-sinh-rang-nieng-tot-nhat
2.2 Chăm Sóc Và Vệ Sinh Răng Niềng Sai Cách
Cách vệ sinh răng chưa đúng
Sử dụng những loại dụng cụ vệ sinh răng niềng không phù hợp, đánh răng với lực quá mạnh, chải răng không đúng cách… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bung mắc cài thường thấy. Các mắc cài và dây cung sau khi được lắp cố định vào răng thường đã được nha sĩ tính toán kỹ để đủ tạo ra lực kéo – đẩy một cách phù hợp. Nên việc tác động một ngoại lực bên ngoài vào có thể khiến mắc cài hoặc dây cung bị bung ra
2.3 Thói Quen Xấu Dẫn Đến Bung Mắc Cài
Các thói quen hay sử dụng trong quá trình niềng răng
Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng, hay nghiến răng, hay cho tay vào miệng để chỉnh dây cung, mắc cài… nên cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Các thói quen này có ảnh hưởng rất tiêu cực và dễ gây ra các phản ứng trong quá trình niềng răng của bạn.
2.4 Thực Hiện Các Hoạt Động Quá Mạnh
Cần chú ý khi vận động mạnh
Nếu công việc đòi hỏi phải vận động nhiều hoặc luyện tập thể thao quá mạnh khi đang niềng răng thì mắc cài hoàn toàn có thể bị bung tuột ra. Đặc biệt đối với các loại mắc cài sứ lại càng cần phải chú ý bởi vật liệu sứ giòn và dễ gãy vỡ.
2.4 Lựa Chọn Địa Điểm Niềng Răng Không Uy Tín
Đừng vì ham rẻ mà chọn nhầm phải các địa điểm niềng răng kém chất lượng, không uy tín. Những nơi này thường sẽ cung cấp cho bạn các mắc cài và cung cấp bộ dụng cụ vệ sinh niềng răng kém chất lượng. Các sản phẩm này sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ có dấu hiệu bong hoặc biến dạng mặc dù bạn đã chăm sóc và vệ sinh răng niềng rất kỹ.
2.5 Không Tuân Thủ Thời Gian Tái Khám Định Kỳ
Thường xuyên tái khám sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình niềng răng
Đây là khoảng thời gian để nha sĩ tiến hành kiểm tra và lên phương án khắc phục kịp thời nếu mắc cài, cây cung có hiện tượng không ổn định. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được các lời khuyên trong từng giai đoạn của quá trình niềng răng như: có thể ăn thêm các loại thực phẩm nào, đây thời điểm cần tránh làm gì với răng, cách vệ sinh răng niềng đúng cách… Việc không tuẩn thủ đúng thời gian tái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình niềng răng của bạn.
3. Những Kiểu Bung Mắc Cài, Dây Cung Thường Gặp
Khi Niềng Răng Hiện tương bung mắc cài sẽ có các mức độ nặng nhẹ cách bung khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu bung mắc cài thường thấy:
- Dây cung bị trượt ra sau: đây là hiện tượng thường gặp khi răng đang di chuyển nhanh, ở giai đoạn đầu, đang đưa răng về vị trí thích hợp, tốc độ di chuyển đạt mức 0,2 - 0,5 mm mỗi lần thay mắc cài, bạn chỉ cần đến phòng khám để cắt phần dư mắc cài.
- Mắc cài bị lỏng: nếu không quá ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của bản thân, bạn hãy cứ giữ tình trạng như vậy và đợi đến lần tái khám kế tiếp để được thay thế mắc cài. Nếu cảm thấy khó chịu có thể sử dụng sáp nha khoa: https://www.thietbinhakhoa.vn/csnrmc-sap-chinh-nha-piksters-2x5-thanh để làm dịu đi cảm giác này.
- Dây cung rơi ra ngoài: hiện tượng, này cũng phổ biến ở giai đoạn duy trì của niềng răng, bạn cũng cần đến phòng khám để thay thế dây cung tách kẽ.
- Mắc cài bị gãy: đây là trường hợp nặng bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay phòng khám nha khoa để tiến hành thay dây cung và mắc cài ngay lập tức để giữ được hiệu quả niềng răng.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp mắc cài đã bị bung ra nhưng lại vẫn nằm thẳng hàng trên dây thun và nhìn qua có vẻ như nó rất bình thường, vì thế mà rất khó để nhận ra vấn đề là nó đang gặp sự cố. Vấn đề này chỉ thật sự được biết đến khi bạn đi tái khám định kỳ và được kiểm tra.
4. Nên Làm Gì Khi Gặp Hiện Tượng Bung Mắc Cài, Dây Cung
Phương pháp giải quyết khi bị bung mắc cài, dây cung
Giải pháp tốt nhất mà bạn có thể suy nghĩ đến đó là nhanh chóng di chuyển đến nha khoa gần nhất nếu như bị nặng hoặc cố gắng đi đến nơi làm răng niềng cho bạn để được các nha sĩ tại đây chẩn đoán và có các biện pháp xử lý phù hợp. Nên hạn chế các trường hợp tự xử lý tại nhà, vì điều này sẽ chỉ làm tình trạng trở nên nặng hơn mà thôi.
Trong tình huống nha khoa nơi bạn thực hiện niềng răng ở xa thì nên giữ cố định niềng rằng và nhờ người thân đưa bạn đi. Nếu cảm thấy đau trong quá trình di chuyển hãy sử dụng ngay sáp nha khoa để thoa lên để giúp giảm đau nhanh.
Tuyệt đối tuân thủ các lời khuyên của nha sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng niềng và thường xuyên tái khám định kỳ chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn hạn chế các tình huống bung tróc mắc cài dây cung một cách hiệu quả.