Ông bà ta có câu “cái răng, cái tóc là gốc con người” – Khi nhu cầu làm đẹp của nhiều người đang có dấu chuyển sang lĩnh vực nha khoa. Thì niềng răng trở thành là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để bạn sớm sở hữu được một bộ răng vừa ý. Với quy trình được tính toán một cách khoa học cho từng mốc thời điểm cụ thể. Các biện pháp can thiệp khoa học bằng ngoại lực thông qua các trang thiết bị chuyên dụng dành riêng cho nha khoa để tiến hành sắp xếp, điều chỉnh lại răng của bạn một cách đẹp, đều và thẳng hàng. Từ đó giúp bạn sở hữu được một nụ cười xinh, một bộ răng đẹp và tạo cảm giác thoải mái, tự tin lên rất nhiều lần trong vấn đề giao tiếp – đối thoại.
Vậy quy trình niềng răng như thế nào? Trong bao lâu sẽ hoàn tất? Có những loại niềng răng nào? Vệ sinh răng niềng như thế nào?
Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, bạn đừng bỏ qua thông tin nào nhé!
1. Niềng Răng Thẩm Mỹ Là Gì
Niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng thẩm mỹ hay làm răng nha khoa đều là tên gọi chung của giải pháp làm đẹp răng. Việc niềng răng không giống đơn giản như cách chúng ta thường nghĩ là chỉ việc đeo niềng, mắc cài lên là xong. Đây là một quy trình hết sức phức tạp, đòi hỏi các nha sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra từng chiếc răng, từng cơ địa của mỗi người để từ đó lên phương án điều chỉnh, bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ… Đưa chúng trở về đúng quỹ đạo hiện có hoặc cải thiện đáng kể để khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại của bạn.
2. Các Kiểu Niềng Răng Hiện Nay
Niềng răng trong suốt – niềng răng mắc cài
Đối với mỗi kiểu niềng răng khác nhau sẽ có cách tiếp cận, quy trình, khoảng thời gian, cách vệ sinh răng niềng khác nhau. Trong đó nổi bật hơn cả có hai phương pháp niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau nhưng chung quy đều giúp bạn sẽ sớm có được một bộ răng đẹp. Trong trường hợp nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ có thể dẫn đến tình trạng ngộ nhận và không phân biệt được giữa những phương pháp này.
2.1 Niềng Răng Mắc Cài
Niềng răng mắc cài phổ biến
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống phổ biến rộng rãi trong việc làm đẹp nha khoa hiện nay. Niềng răng mắc cài thường có khoảng thời gian thực hiện từ 12 – 36 tháng tùy thuộc vào tốc độ dịch chuyên răng nhanh hay chậm của từng người.
2.1.1 Niềng Răng Mắc Cài - Giai Đoạn Khám Kiểm Tra Và Tư Vấn
Đây là giai đoạn đâu tiên, trước khi bạn tiến hành niềng răng, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp phim và khám tổng quát để đánh giá tình trạng răng miệng của bạn. Sau khi có kết quả, nha sĩ sẽ tiến hành trao đổi, tư vấn với khách hàng về phương án niềng răng phù hợp với bạn như: chi phí, thời gian, chế độ ăn, vệ sinh răng niềng, thăm khám định kỳ… Sau quá trình nhận được sự đồng ý, sẽ tiền hành các bước niềng rằng cho bạn (chỉnh nha – đặt khí cụ lên răng)
2.1.2 Niềng Răng Mắc Cài - Giai Đoạn Sau 3 Tháng
Trong giai đoạn này, tùy vào trường hợp răng miệng của từng người mà nha sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ những răng thừa, trông răng mới, để đáp ứng tốt tiến trình niềng. Răng của bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu di chuyển rõ rệt mà bản thân có thể cảm nhận được. Đây cũng là giai đoạn mà người niềng răng cảm thấy khó chịu nhất vì chưa quen với các khí cụ, sẽ có một vài trường hợp bị kích thích, đau nươu do ma sát nhiều với niềng răng. Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để giảm đau trong các trường hợp này. Hãy hết sức tránh những loại thực phẩm không không tốt và vệ sinh răng niềng thường xuyên theo lời nha sĩ.
Hãy nên tự trang bị cho mình một bộ dụng cụ vệ sinh răng niềng chuyên dụng cho người niềng răng: https://www.thietbinhakhoa.vn/cham-soc-nguoi-nieng-rang-mac-cai
2.1.3 Niềng Răng Mắc Cài - Giai Đoạn Sau 6 Tháng
Giai đoạn này, tốc độ dịch chuyển răng của bạn bắt đầu chậm lại so với 3 tháng đầu nhưng sẽ tương đối nhạy cảm vì răng đang trong đà di chuyển nên dễ bị hô ra phía trước, tuy nhiên tất cả những điều này đều đã được dự tính trên phác đồ điều trị. Vì thế, 6 tháng lúc này là rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm việc tái khái để nha sĩ tiến hành kiểm tra ra soát, kịp thời phát hiện và điều chỉnh lại mắc cài, cây cung cho phù hợp. Cần chú ý việc dùng lực trong lúc vệ sinh răng niềng ở giai đoạn này.
2.1.4 Niềng Răng Mắc Cài – Giai Đoạn Sau 9 Tháng
Đến thời điểm này, bạn đã gần như hoàn tất được 50% chặng đường. Bạn sẽ cảm thấy sự ổn định ở hàm răng của mình đã được định hình. Nhưng đừng vì thế mà chủ quan hãy tiếp tục kiên trì trong việc hạn chế sử dụng những thực phẩm có nhiều đường, cứng, dai, dính và chú ý vệ sinh răng niềng.
Ngoài ra nên hạn chế tối đa việc tự điều cho tay vào miệng để điều chỉnh dây cung mắc cài.
2.1.5 Niềng Răng Mắc Cài – Giai Đoạn Sau 15 Tháng
Về cơ bản răng của bạn đã về đúng vị trí mong muốn và theo đúng phác đồ ban đầu đã đưa ra. Đây là một tính hiệu tốt, các nha sĩ sẽ tiến hành tinh chỉnh lại những sai lệch nhỏ còn chưa đạt được độ thẩm mỹ cao nhất, chỉnh sửa lại dây cung để cân đối khớp căn của hàm trên và dưới.
2.1.6 Niềng Răng Mắc Cài – Giai Đoạn Sau 18 Tháng
Đây là giai đoạn cuối của toàn bộ quá trình, tùy thuộc vào độ hiệu quả niềng răng khi so sánh với phác đồ điều trị của từng người mà nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đo đạc. Nếu mọi thứ đều đã ổn định hoàn toàn nha sĩ sẽ tiến hành tháo các khí cụ niềng răng ra khỏi hàm răng của bạn.
Thay vao đó bạn sẽ được nha sĩ khuyên dùng hàm duy trì để tiếp tục hỗ trợ kết quả niềng răng trong một khoảng thời gian ngắn nữa.
Đeo hàm duy trì giúp ổn định răng sau niềng
Một số lưu ý:
• Mắc dù đã hoàn tất nhưng răng và xương hàm của bạn vẫn còn rất yếu vì thế vẫn phải tiếp tục chế độ ăn cho người niềng răng trong khoảng 3 – 6 tháng
• Cần vệ sinh nhẹ nhàng, không sử dụng lực quá mạnh khi tiến hành vệ sinh răng niềng
• Hạn chế tham gia các hoạt động mạnh hoặc đeo hàm bào vệ trước khi chơi thể thao
• Cần tránh những thói quen xấu như hay nghiến răng, sử dụng mạnh cơ hàm, cho tay tiếp xúc trực tiếp với răng…
2.2 Niềng Răng Mắc Cài Trong Suốt
Niềng răng trong suốt
Với sự tiến bộ của khoa học, loại hình niềng răng trong suốt bắt đầu xuất hiện và chiếm được thiện cảm của nhiều khách hàng vì tính thẩm mỹ cao, không vướng víu như niềng răng mắc cài mà thay vào đó là những máng niềng trong suốt ôm chặt lấy hàm răng của bạn. Không còn cảm giác tự ti, ngại ngùng sợ giao tiếp vì để lộ mắc cài, vệ sinh răng niềng trong suốt cực kỳ đơn giản… Đó là những gì mà niềng răng trong suốt mang lại cho bạn.
2.2.1 Niềng Răng Trong Suốt – Khám Và Kiểm Tra
Tương tự như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt cũng yêu cầu khách hàng cần đến các phòng khám nha khoa để nha sĩ kiểm tra răng miệng của bạn. Tuy nhiên, lần này nha sĩ sẽ không tiến hành gắn khi cụ lên răng của bạn mà thay vào đó sẽ tiến hành lấy mẫu răng để thiết kế cho bạn một bộ khay niềng răng trong suốt dành riêng cho bạn và lên phác đồ điều trị cho bạn.
2.2.2 Niêng Răng Trong Suốt – Thời Gian Niềng
Tùy vào từng người mà thời gian niềng cũng sẽ có sự thay đổi ít - nhiều, dài - ngắn khác nhau. Sau đây là khoảng thời gian trung bình dự kiến và số lượng khay niềng bạn cần sử dụng:
• Thời gian niềng răng trong suốt nhanh nhất: khoảng từ 9-18 tháng và sử dụng khoảng 20-35 khay niềng răng tùy từng người.
• Thời gian niềng răng phức tạp: khoảng từ 18-32 tháng và sử dụng khoảng 35-45 khay niềng, tùy từng trường hợp, độ tuổi.
2.2.3 Niềng Răng Trong Suốt – Những Điều Cần Lưu Ý
- Chế độ ăn uống: giống như niềng răng mắc cài, bạn cần hạn chế các sản phẩm đồ ngọt, nước có ga, thực phẩm quá nóng, quá lạnh, dai, dính, cứng…
- Chế độ sinh hoạt thể thao: hạn chế tối đa những môn thể thao có tính đối kháng mạnh như: tập võ, boxing, đá bóng… có thể gây tác động mạnh ảnh hưởng đến quá trình niềng răng trong suốt của bạn.
- Hạn chế thói quen xấu: không ngập, cắn các đồ vật cứng như bút chì, bút mực, không cho tay tiếp xúc trực tiếp với răng và máng niềng nếu chưa vệ sinh kỹ, nếu bị đau hãy sử dụng sáp nha khoa để giảm đau, không hút thuốc, uống rượu bia…
- Vệ sinh răng niềng trong suốt: bạn chỉ việc tháo máng niềng trong suốt ra và tiến hành vệ sinh thông thường, tuyệt đối không cho máng niềng tiếp xúc trực tiếp với nước nóng. Khi vệ sinh răng niềng bạn nên sử dụng 2 chiêc bàn chải lông mềm khác nhau. Một bàn chải lông mềm cho vệ sinh răng niềng của bạn và một bàn chải cho vệ sinh máng niềng trong suốt.
- Tuân thủ lịch khám định kỳ: đây là yếu tố quyết định đến quá trình niềng răng trong suốt của bạn. Mỗi lần tái khám nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng so với thời gian dự kiến, đồng thời cung cấp cho bạn khay niềng mới theo đúng phác đồ điều trị.
Ngoài ra, việc tái khám còn giúp nha sĩ phát hiện ra những triệu chứng bất thường để kịp thời điều trị tránh gây anh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn.
- Nhược điểm của niềng răng trong suốt: bởi khả năng trong suốt, nhỏ gọn nên bạn rất dễ quên mang theo hoặc tháo ra trước khi ăn có thể làm hỏng máng niềng... Những điều này vô tình làm kéo dài thêm thời gian và gây ảnh hưởng tiêu cực đến qua trình niềng răng.
2.2.4 Niềng Răng Trong Suốt – Bảo Đảm Kết Quả Niềng
Hàm duy trì trong suốt sau niềng răng
Sau khi quá trình niềng răng trong suốt kết thúc, bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ sử dụng hàm bảo vệ để duy trì kết quả niêng răng. Một số trường hợp chủ quan hoặc cố ý không sử dụng hàm bảo vệ, sau một thời gian ngắn dẫn đến tính trạng răng bị xô lệch và quay lại vị trí cũ. Buộc phải thực hiện lại quá trình niềng răng từ đầu làm tốn thời gian, tiền bạc và công sức.
Trên đây là toàn bộ quy trình và các mốc thời giai trong niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.